Khi thực hiện những hoạt động thể thao hoặc vận động quá sức, những cơn đau nhức vùng bắp chân xuất hiện liên tục và thường là triệu chứng thường gặp nhất. Những cơn đau nhức bắp chân thường xuất phát do bị chuột rút, căng cơ chân, viêm gân, đau cách hồi thần kinh, động mạch,….
Đau bắp chân, nguyên nhân và cách massage chân giảm đau
Nếu ta không hoạt động thường xuyên khiến các cơ bị giãn và yếu, cộng với việc đổ mồ hôi nhiều có thể dẫn đến chuột rút. Mặc dù chuột rút chỉ bị trong thời gian ngắn, tuy nhiên cơn đau còn lại có thể kéo dài và khá khó chịu.
Tình trạng căng cơ bắp chân cũng là một trong những tình trạng có thể dẫn đến tình trạng đau bắp chân, do một hay nhiều sợ cơ bị rách, khiến phần bắp chân không chỉ yếu đi mà các cơn đau còn có thể xuất hiện bất chợt, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Tình trạng đau cách hồi thần kinh, động mạch là khi các dây thần kinh, mạch máu xuống chân bị thu hẹp hay chèn ép, khiến các mạch máu và dây thần kinh không thể liên hệ với phần bắp chân. Các cơn đau do cách hồi thần kinh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, còn các cơn đau do cách hồi động mạch thường xuất hiện khi cơ thể vận động, lúc này lượng máu cần thiết không được chuyển tới bắp chân, dẫn đến những cơn đau nhức khó chịu.
Tùy vào từng lí do bệnh mà ta có thể có từng cách chữa trị riêng để có thể mang lại hiệu quả cao nhất, mà vẫn đảm bảo an toàn cho người bệnh. Với những cơn đau bắp chân ở mức độ nhẹ, ta có thể tự thực hiện xoa bóp tại nhà, tuy nhiên với những trường hợp bệnh nặng hơn, người bệnh cần đi đến bệnh viện để xác định tình trạng bệnh và kết hợp điều trị đúng cách.
Đối với những người mới bị đau bắp chân hay tần suất đau nhẹ, không thường xuyên, để cơ thể được nghỉ ngơi chính là điều đầu tiên và rất quan trọng, có thể mang lại hiệu quả nhất định. Khi các cơ bắp chân được thư giãn và không phải hoạt động mạnh, cơn đau sẽ giảm dần. Trong thời điểm này, ta cần hạn chế dùng đến cơ bắp chân càng ít càng tốt.
Với những người bị đau bắp chân nặng hơn, dẫn đến sưng bắp chân, ta có thể áp dụng băng nẹp cuốn bắp chân thật chặt để bảo vệ khu vực bị tổn thương và giúp giảm sưng phù.
Khi cơn đau giảm dần, người bệnh có thể thực hiện đi bộ nhẹ nhàng. Những tác động co giãn nhẹ pần cơ bắp chân cũng có thể giảm đau nhức hiệu quả, đồng thời giúp bắp chân hồi phục với các chức năng thông thường, thúc đẩy máu lưu thông.
Ta cũng có thể áp dụng chườm lạnh hay sử dụng các miếng dán giảm đau, thực hiện chườm trong khoảng từ 10 – 15 phút lên vùng bị thương có thể giúp giảm viêm hiệu quả.
Để giảm đau nhanh chóng, ta có thể thực hiện uống một số loại thuốc giảm đau an toàn, không cần kê đơn sẽ giúp giảm đau nhức nhanh chóng. Đồng thời người bệnh nên kết hợp với những bài vật lí trị liệu đơn giản, có thể giúp tăng cử động cơ, phục hồi các chức năng ban đầu.