Bong gân cổ tay là một trong những chấn thương liên quan tới cơ – xương – khớp khá phổ biến, gây đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Bong gân cổ tay tuy không quá nguy hiểm, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Triệu chứng bong gân cổ tay
Bong gân ở cổ tay là chấn thương xảy ra khi dây chằng xung quanh khớp bị giãn quá mức, thậm chí là rách (một phần hay toàn bộ), gây đau nhói, sưng viêm, vết bầm tím ở vùng bị tổn thương. Nó được chia là 3 mức độ:
- Mức độ 1: Dây chằng chỉ bị giãn nhẹ nên cảm giác đau nhức chỉ có khi người bệnh thực hiện di chuyển, cử động cổ tay.
- Mức độ 2: Dây chằng bị rách một phần, cơn đau nhói xuất hiện lục tục theo các cử động của khớp.
- Mức độ 3: Dây chằng bị rách hoàn toàn, có thể kèm theo tổn thường ở xương (gãy, nứt, vỡ). Cổ tay bị sưng viêm và đau dữ dội. Người bệnh có nguy cơ bị mất khả năng vận động.
Nguyên nhân bong gân cổ tay
Bong gân cổ tay thường xuất hiện sau khi xảy ra va chạm mạnh, té ngã, cổ tay bị vặn đột ngột hoặc co duỗi quá mạnh. Các chấn thương mãn tính, lặp đi lặp lại nhiều lần ở cổ tay cũng có thể dẫn tới tình trạng bong gân.
Các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn có thể khiến bong gần gồm: Chấn thương thể thao – nhất là các bộ môn vận động mạnh như bóng đá, bóng rổ, tennis…; Thường xuyên phải mang vác vật nậng, sai tư thế; Tập yoga sai cách ở các tư thế chống tay.
Khắc phục bong gân cổ tay
Những người bị bong gân cổ tay cần được áp dụng phương pháp sơ cứu RICE:
- R (Rest): Nghỉ ngơi, hạn chế vận động cổ tay trong ít nhất 2 ngày.
- I (Ice): Chườm lạnh 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 15 – 20 phút, nhất là trong 3 ngày đầu.
- C (Compression): Băng vết thuonwg để hạn chế sưng tấy.
- E (Elevation): Nâng cao cổ tay hơn tim để hạn chế đau, sưng viêm.
Vật lý trị liệu: Sử dụng tia la ze, sóng cao tần, tia hồng ngoại… để điều trị giúp người bệnh giảm đau, chống viêm, tăng cường tuần hoàn máu.
Ngoài ra, tùy theo tình trạng cụ thể mà người bệnh có thể được các bác sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm.
Các trường hợp nghiêm trọng hoặc kéo dài, các phương pháp kể trên không thể khắc phục thì bác sĩ có thể áp dụng phẫu thuật.
Sau 1 – 2 ngày hạn chế vận động người bệnh sẽ được các bác sĩ cho tập các bài tập trị liệu. Đây có thể là các bài tập tay không, vận động nhẹ nhàng, hoặc sử dụng các máy tập vật lý trị liệu để giúp tăng cường sức mạnh cho cơ, giúp các khớp linh hoạt hơn, khôi phục lại chức năng của dây chằng.
Ban đầu việc vận động trị liệu thường diễn ra tại bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng, sau đó người bệnh có thể tự tập tại nhà, định kì lại đến khám để bác sĩ xác định mức độ hồi phục cũng như điều chỉnh các bài tập hợp lý.