Trễ kinh 3 ngày kèm đau bụng dưới có phải mang thai?

Ngày đăng 24/09/2021 11:26

Trễ kinh một vài ngày ở một chu ký kinh nguyệt không phải là hiện tượng bất thường ở phụ nữ, nhưng trễ kinh trong nhiều kỳ liên tiếp kèm đau bụng dưới thì là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe rất cần quan tâm.

tre-kinh-3-ngay-kem-dau-bung-duoi-co-phai-mang-thai

Trễ kinh 3 ngày kèm đau bụng dưới có phải mang thai?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị trễ kinh, vì vậy chị em cần tìm hiểu và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình để biết mình bị trễ kinh do nguyên nhân nào, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

Thông thường, nếu bị trễ kinh sau khoảng một tháng có quan hệ tình dục thì các bạn có thể nghĩ đến trường hợp đã mang thai. Bởi việc thụ thai khiến niêm mạc ở tử cung giữ nguyên để hỗ trợ việc kết thành bào thai, vì vậyniêm mạc không bị bong ra để tạo thành kinh nguyệt, gây ra hiện tượng chậm kinh và không có kinh. Để kiểm chứng có mang thai hay không rất đơn giản là các bạn hãy mua que thử thai để biết kết quả.

tre-kinh-3-ngay-kem-dau-bung-duoi-co-phai-mang-thai-1

Trường hợp nếu bị chậm kinh kèm đau bụng dưới mà không phải do mang thai thì có thể là cơ thể bạn đã gặp vấn đề rối loạn nội tiết tố. Nếu nội tiết tố bình thường ổn định thì chu kì kinh nguyệt sẽ diễn ra đúng kỳ; còn ngược lại, nếu nội tiết tố bị rối loạn thì chu kì kinh nguyệt sẽ không đều, bị sớm hoặc trễ kinh.

Muốn nội tiết tố ổn định thì các bạn cần chú ý chế độ sinh hoạt điều độ, dinh dưỡng đầy đủ; giữ tâm lý thoải mái, cân bằng và kết hợp tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

tre-kinh-3-ngay-kem-dau-bung-duoi-co-phai-mang-thai-3

Bên cạnh những nguyên nhân thường gặp nói trên, tình trạng trễ kinh còn là biểu hiện một số bệnh lý của nữ giới như: u nang buồng trứng, viêm buồng trứng, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang; hoặc những bệnh về phụ khoa, rối loạn đông máu, bệnh về tuyến giáp… cũng gây ra trễ kinh kèm đau bụng âm ỉ. Những bệnh lý nàycòn kèm theo triệu chứng khiến người bệnh sức khỏe yếu, chán ăn, da dẻ xanh xao…

Ngoài ra, nếu trong chu kỳ kinh nguyệt mà chị em phải uống thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết, thuốc an thần; hay chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng xáo trộn, thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh, cụ thể là chậm kinh.
Ảnh hưởng của việc chậm kinh kèm đau bụng dưới nếu kéo dài sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em, không chỉ gây mệt mỏi, suy giảm sức khỏe mà còn gây ra căng thẳng, ức chế tinh thần, thậm chí có thể gây ra vô sinh. Vì vậy, chị em cần đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được điều trị nếu tình trạng trễ kinh kèm đau bụng dưới diễn ra liên tục trong 2 kỳ kinh nguyệt.

tre-kinh-3-ngay-kem-dau-bung-duoi-co-phai-mang-thai-4

Đồng thời, chị em cần chú ý đến chế độ ăn uống và tập luyện khoa học để ngăn ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị hiện tượng bị trễ kinh được hiệu quả. Quan trọng nhất là cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể, tăng các thực phẩm có chứa vitamin và khoáng chất như rau xanh, trái cây tươi; ngủ đủ giấc, uống nhiều nước và duy trì tập thể dục mỗi ngày.

Kèm theo đó, chị em nên dành thời gian để massage chăm sóc cơ thể bằng các liệu pháp massage truyền thống hoặc sử dụng ghế massage (theo chỉ dẫn của bác sĩ) để khí huyết lưu thông, tăng cường các chức năng cơ thể; giúp cơ thể ổn định nội tiết tố, nâng cao sức khỏe.